Abraham Ortelius là ai? Mối liên hệ giữa Ortelius và atlas địa lý

[ad_1]

Ngày nay, chúng ta chủ yếu sử dụng các phần mềm định vị như Google Map thay vì bản đồ giấy truyền thống. Nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể yên tâm rằng bản đồ của mình sẽ luôn được cập nhập nhanh chóng và kịp thời, tuy nhiên, bản đồ điện tử không phải tự nhiên mà có. Có thể nói, bản đồ địa lý là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người và ở quá khứ, bản đồ có khá nhiều công dụng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, bản đồ liên tục được chỉnh sửa, cập nhập nhằm phục vụ mục đích định vị, tuy nhiên, bản đồ cũng từng được sử dụng để minh họa cho những khám phá và truyền tải các ý tưởng mới.

Bản đồ khảo cổ đầu tiên được khắc trên vách tường tại hang động, và dần dần được hoàn thiện trong Thời đại Khám phá. Xuyên suốt thế kỷ 16, bản đồ là một sự kết hợp giữa các lập luận, nghiên cứu, và các hình ảnh tưởng tượng. Thuật vẽ bản đồ trở thành một loại hình hội họa được ưa chuộng, tiết lộ nhiều điều về quá khứ và ngày nay, bản đồ cổ trở thành một trong những món đồ cổ được săn đón nhiều nhất.

Abraham Ortelius là ai?

Abraham Ortelius là một gương mặt quan trọng xây dựng kỹ thuật vẽ bản đồ. Ông cũng được biết đến là cha đẻ của bản đồ atlas – cuốn sách bao gồm nhiều bản đồ có cùng dạng thức và phong cách. Ortelius sinh ra ở Antwerp, Bỉ ngày mùng 4 tháng 4 năm 1527. Thời kỳ này tại Tây Âu xuất hiện nhiều nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, Hy-lạp, và triết học cổ đại. Thế kỷ 16 được gọi là Thời đại Khám phá khi mà hàng loạt các phát minh vĩ đại được ra đời.

atlas-1
Tranh chân dung Abraham Ortelius bởi họa sĩ Peter Paul Rubens, 1633 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Hứng thú với những chuyến du kịch và khám phá mới lạ, Ortelius bắt đầu sưu tầm các cuốn sách, báo, tranh, bản đồ, và đồng xu trên khắp châu Âu. Cuộc gặp gỡ với nhà địa lý học Gerard Mercator tại Poitiers, Pháp đã truyền cảm hứng Ortelius sản xuất bản đồ. Bắt đầu sự nghiệp, Ortelius phụ trách tô màu bản đồ cho Hội thánh Luke tại Antwerp vào năm 1547 trước khi nhận được công việc thiết kế bản đồ tại công ty Plantin vào năm 1587. Những sản phẩm đầu tay của Ortelius đều là những bản đồ treo tường lớn về thế giới, Ai Cập, vùng đất thánh, châu Á, Tây Ba Nha, và La Mã – sau này, ông chỉ vẽ bản đồ hình cầu.

atlas-2
Ảnh chân dung Abraham Ortelius đang nghiên cứu bản đồ bởi Constant Aimé Marie Cap (Ảnh: Wikimedia Commons)
Quyển sách Atlas đầu tiên trên thế giới

Cuốn sách atlas đầu tiên của Ortelius có tên gọi Theatrum Orbis Terrarum (Nhà hát kịch của thế giới). Được xuất bản năm 1570, cuốn sách tập hợp 53 tấm bản đồ, cùng kích cỡ và tỷ lệ, sử dụng kỹ thuật in khắc bằng đồng Ấn Độ, được sắp xếp theo châu lục, khu vực, và ngày giờ. Tuy vậy, 53 tấm bản đồ này thực tế không phải sản phẩm của Ortelius mà là của những chuyên gia vẽ bản đồ ông ngưỡng mộ, mỗi tấm bản đồ đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

Theatrum Orbis Terrarum được đón nhận rộng rãi và thậm chí đã được tái bản tới 4 lần. trong năm đầu xuất bản. Khoảng năm 1570-1612, Theatrum Orbis Terrarum đã có 42 phiên bản ở 7 thứ tiếng khác nhau bao gồm Latin, Anh, Đức, Flemish, Pháp, Tây Ban Nha, và Ý.

atlas-5
Bản đồ được tô màu thủ công. Nằm trong cuốn atlas “Teatrum Orbis Terarum,” Antwerp, 1570, bản đồ số50 (Ảnh: Wikimedia Commons)
Bản đồ thế giới của Ortelius

Mặc dù Theatrum Orbis Terrarum bao gồm phần lớn sản phẩm của các tác giả khác, Ortelius có đóng góp tấm bản đồ nổi tiếng nhất của ông mang tên Typus Orbis Terrarum (1570). Có lẽ Typus Orbis Terrarum là một trong những tấm bản đồ kinh điển nhất từng được làm, nó bao phủ phạm vi toàn trái đất, tiết lộ hình dạng và kích cỡ của từng lục địa dựa trên những hiểu biết đương thời.

Để thiết kế được tấm bản đồ này, Ortelius có tham khảo các bản đồ trước đó và bổ sung một số thông tin, chi tiết mới dựa vào những suy đoán và ước tính của mình. Ở thời điểm tấm bản đồ được thực hiện, phần lớn Bắc Mỹ vẫn chưa được khai phá, bởi vậy, trong tấm bản đồ, khu vực này được tái hiện dựa trên suy đoán của tác giả. Ngoài ra, bản đồ còn có một số sai sót về kinh độ của vùng biển đông.

atlas-6
Bản đồ “Typus Orbis Terrarum” của Abraham Ortelius, tái bản năm 1572 (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tấm bản đồ có khá nhiều chi tiết mới được cung cấp bởi những các nhà khám phá. Ví dụ như thông tin về bờ biển Đông Nam Á và quần đảo Ấn được cung cấp bởi các thủy thủ người Bồ-đào-nha, hay thông tin về vùng nội địa châu Á có được từ những ghi chép từ chuyến thám hiểm của Marco Polo vào thế kỷ 13.

Mặc dù tấm bản đồ ra đời từ trước cuộc khám phá châu Úc (1606), Ortelius đã tái hiện được căn bản một phần lớn châu Lục này với ghi chú Terra Australis Nondum Cognita (vùng đất bí ẩn phía Nam), tiết lộ rằng các nhà thám hiểm đã có giả thuyết về sự tồn tại của nó. Tấm bản đồ cũng tái hiện vùng đất Pa-pu-a Niu Ghi-nê mà ngày nay là một quốc gia ở châu Đại Dương với dòng chú thích, “Niu Ghi-nê, mới được khai phá. Không rõ liệu đây là một hòn đảo hay một phần của châu Nam Cực.”

Những loài thủy quái bí ẩn

Có một điều thú vị là bản đồ Typus Orbis Terrarum và nhiều bản đồ khác của trong cuốn atlas Theatrum Orbis Terrarum khắc họa một số loài thủy quái bí ẩn bởi đương thời, các tấm bản đồ được trang trí với hình vẽ sinh vật kỳ bí thường bán đắt hàng hơn các tấm bản đồ khác. Tuy nhiên, các nhà vẽ bản đồ còn có một lý do khác khi thêm vào những hình vẽ này.

Đương thời, các cuốn bách khoa toàn thư, ngụ ngôn về thú vật và kinh thánh là nguồn tham chiếu phổ biến của các nhà vẽ bản đồ, bởi vậy, các loài sinh vật xuất hiện trong bản đồ khá đa dạng từ những loài động vật có vú tới những những quái vật kỳ bí. Một số nhà sử học tin rằng các nhà vẽ bản đồ chỉ đơn giản ghi chép những sinh vật kỳ bí, một số khác cho rằng các hình vẽ trên phục vụ mục đích cảnh báo các thủy thủ về những mối nguy rình rập dưới đại dương.

Các loài sinh vật này nhiều khả năng được bắt nguồn loài quái vật trong thần thoại Hy-lạp La Mã. Tuy nhiên, Ortelius là người cuối cùng đưa chi tiết này vào bản đồ. Cuốn atlas Theatrum Orbis Terrarum ra đời khi mà các nhà bản đồ học đã bắt đầu coi trọng yếu tố khoa học và độ chuẩn xác thay vì các yếu tố mỹ học. Tuy nhiên, bản đồ Theatrum Orbis Terrarum đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về tính khoa học và độ chuẩn xác mà vẫn kết hợp được chi tiết hình vẽ vô cùng thú vị. Cũng chính bởi vậy, Theatrum Orbis Terrarum được coi là một trong những tấm bản đồ quan trọng nhất lịch sử thế giới. 

atlas-8
Bản đồ “Indiae Orientalis, Insularumque Adiacientium Typus,” trong cuốn atlas “Theatrum Orbis Terrarum of Abraham Ortelius,” phiên bản tiếng Latin 1603 (Ảnh: Wikimedia Commons)
atlas-9
Bản đồ “Indiae Orientalis, Insularumque Adiacientium Typus,” trong cuốn atlas “Theatrum Orbis Terrarum of Abraham Ortelius,” Phiên bản tiếng Latin 1603  (Ảnh: Wikimedia Commons)

Có thể bạn quan tâm


[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *