TRANH TRÚC CHỈ – SANG TRỌNG – TIỆN NGHI – ẤM CÚNG

Tranh trúc chỉ phòng thờ là loại hình loại hình nghệ thuật đang dần tiếp cận được lượng khách hàng đáng kể. Loại tranh này đang bắt đầu chú ý và sử dụng nhiều hơn. Trúc chỉ có gì mà lại khiến nhiều người mê mẩn đến vậy? Theo dõi hết bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời.

Tác phẩm tranh trúc chỉ là gì?

Cdt-54-39
Tranh trúc chỉ – Nội Thất Dung Anh

Trúc chỉ là loại tranh nghệ thuật phát triển mạnh mẽ ở Huế. Họa sĩ Phan Hải Bằng là người tiên phong trong việc nghiên cứu và sáng tạo ra tác phẩm này, đồng thời ông cũng là giảng viên cống hiến cho Trường Đại Học Nghệ Thuật Huế. Loại tranh này đã được họa sĩ cùng các cộng sự của mình nghiên cứu, phát triển trong nhiều năm. Sau nhiều năm, tranh đã được đưa ra thị trường và nhận được sự yêu thích của nhiều người. Đặc biệt là đối với nhóm những người có tình yêu đối với nghệ thuật. Ông cùng cộng sự của mình đã cho ra đời hàng nghìn bức trúc chỉ khác nhau. Mỗi tác phẩm mang những nét độc đáo, riêng biệt.

Chất liệu của tranh trúc chỉ

Cdn-01-01
Nội Thất Dung Anh

Giấy trúc chỉ khác hẳn với các loại giấy thông thường, nó cực kỳ nổi bật khi có ánh sáng hòa lẫn vào. “Trúc” có nghĩa là tre, “chỉ” là giấy, có thể hiểu đơn giản đó là loại giấy được làm từ tre. Tuy nhiên, gọi như vậy vẫn chưa hoàn toàn phù hợp. Bởi trúc chỉ ở đây là “là tre nhưng chưa hẳn là tre”, “là giấy không hẳn còn là giấy”.  Mà  đó chính là cái cảm xúc, tinh thần đã tạo nên sự khác biệt của nó so với các loại giấy thông thường.

Nếu chỉ dựa trên quy trình chế tạo giấy truyền thống, tre sẽ được sử dụng làm nguyên liệu chính. Nhưng nếu không kết hợp với phương pháp nào khác mà chỉ dừng ở quy trình làm giấy thông thường thì không thể gọi là tranh trúc chỉ được. Để làm nên những tác phẩm trúc chỉ phải qua quá trình phức tạp. Nhưng quan trọng vẫn là cái tầm, cái tầm và sự khéo léo của người nghệ nhân.

Ứng dụng của trúc chỉ trong thực tiễn đời sống

Cnc-hq-02 (1)
Nội Thất Dung Anh

Hiện nay, tranh trúc không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mà còn được sử dụng làm vật trang trí. Khi tranh kết hợp cùng hệ thống đèn Led sẽ giúp tạo hiệu ứng ánh sáng cho toàn bộ không gian nội thất. Sự ý nghĩa cùng hiệu ứng sinh động đã giúp cho tranh trúc chỉ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật. Như dùng tranh trang trí nơi làm việc, các phòng…Hay trang trí bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Hoặc có thể kết hợp làm tấm ốp tường. Hoặc trang trí các cột đỡ công trình. Bên cạnh đó, trúc chỉ còn có nhiều ứng dụng khác nhau như: làm đèn trần, nến trúc chỉ…

Tại sao cần chọn mẫu trúc chỉ phòng thờ phù hợp?

Tc-hq-174
Nội Thất Dung Anh

Thờ cúng từ bao đời đã là nét đẹp tâm linh của người dân Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn, gia chủ thường ưu tiên những vật phẩm phong thủy ấm cúng, hiện đại. Chọn lựa tranh trúc sẽ phản ánh được phong thủy của gia đình. Phong thủy bàn thờ tốt đơn giản chỉ là sự may mắn. Hay lớn hơn một chút là sự giản dị, gần gũi và tôn nghiêm.

Một số mẫu tranh trúc chỉ phòng thờ đẹp và ý nghĩa

Hiện nay, có nhiều tác phẩm trúc chỉ khác nhau, nhưng phổ biến là tranh trúc hoa sen và tranh trúc Mandalac

Ý nghĩa của trúc chỉ hình hoa sen

Cnc-hq-02
Nội Thất Dung Anh

Tranh trúc chỉ hoa sen tượng trưng cho sự tỉnh táo, thanh khiết, vươn lên từ bùn lầy, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, hoa sen còn đại diện cho những người có tấm lòng hướng thiện. Trong đạo Phật, hoa sen là chỉ những người nhân ái, độ lượng, cứu độ chúng sinh. Từ xa xưa, bàn thờ là nơi trang trọng và linh thiêng nhất trong mỗi gia đình. Để trang trí bàn thờ thêm sang trọng và ấm cúng, người ta thường sử dụng những bức tranh về trúc chỉ kết hợp hình ảnh hoa sen để hút may mắn, bổ sung vượng khí cho ngôi nhà.

Ý nghĩa của trúc chỉ hình Mandalac

Tc-hq-40
Nội Thất Dung Anh

Tranh trúc chỉ Mandala (tranh mạn đà la) là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ trúc chỉ. Hoa văn mạn đà la mang ý nghĩa tiêu biểu của Phật giáo Kim Cương thừa, đó là sự ngay thẳng và không gì cao cả hơn. Mandala trong tiếng Phạn có nghĩa là một vòng tròn được kết nối bởi một trung tâm. Do đó, mạn đà la có thể được coi là nơi tập trung trí tuệ và lòng từ bi cho toàn thể vũ trụ. Nói cách khác, mô hình mandala được thiết kế để đánh thức sự giác ngộ bên trong mọi người. Khi thực hành theo phương pháp mandala này, thiền định là trạng thái tinh thần cao nhất, và giác ngộ là sự hợp nhất của tâm trí với vũ trụ.

 

Để lại một bình luận