Mái ngói thông thường thường được sản xuất từ các chất liệu như bê tông hoặc đất nung. Ngói bitum là tấm ngói phẳng được trùng ngưng từ bitum và một số vật liệu, phụ gia khác. Trong đó, bitum là một hợp chất hữu cơ thu được từ quá trình chưng cất dầu thô, có màu từ nâu đến đen. Vật liệu này có tính kết dính cao, tùy thuộc vào thành phần khoáng bên trong và thường được sử dụng phổ biến trong công nghệ chống thấm.
Gốc bitum chống thấm

Đầu tiên hãy nói đến bitum. Khả năng chống thấm tuyệt đối giúp bitum thích ứng tốt với thời tiết nhiều mưa và độ ẩm cao của Việt Nam. Bitum cũng là vật liệu kị nước và kị muối, do đó không bị tác động bởi môi trường biển.
Chống chọi với tia UV
Vật liệu bitum nguyên thuỷ không sợ tác động từ UV. Tuy nhiên, nó lại rất ngại “nhiệt”, nếu nguyên chất, bitum sẽ chảy lỏng ở nhiệt độ vào khoảng 45°C. Với nhiệt độ này, chúng không thể làm ngói.

Do đó, một số hợp chất được pha trộn với tỷ lệ nhất định để tạo thành hợp chất làm nền cho tấm lợp bitum. Với hợp chất này, chúng sẽ chịu được nhiệt độ trưa nắng mà không chảy dẻo. Đồng thời không bị giòn hoá khi vào ban đêm nhiệt độ hạ thấp.
Ngói Bitum tấm lợp lý tưởng
Với ngói lợp Bitum phủ đá nó chịu được nhiệt độ 80°C mà không chảy dẻo và không hoá giòn ở nhiệt độ -5°C. Lý tưởng cho khí hậu Việt Nam.
Sợi thuỷ tinh

Bản chất
Ngoài ra còn phải kể đến lõi của ngói, đó là sợi thuỷ tinh. Đây là điểm mà tấm lợp bitum hơn hẳn các dòng vật liệu khác.
Sợi thuỷ tinh không bị oxy hoá, không cháy và có khả năng chịu kéo rất cao. Điều này giúp tấm lợp bitum thích nghi rất tốt với môi trường và khí hậu Việt Nam.
Nếu bitum có thể làm mỏng đi để giảm giá thành, thì màng sợi bên trong lại càng có thể thưa hơn để tiết kiệm chi phí.
Sợi thuỷ tinh là cốt liệu tạo độ bền và khả năng chịu va đập cũng như bền bỉ trước gió bão. Do đó, làm thưa màng sợi này đồng nghĩa với việc giảm khả năng chịu đựng và thời gian sử dụng của tấm lợp.
Ngói Bitum màng sợi thuỷ tinh cực dày
Nếu bitum có thể làm mỏng đi để giảm giá thành, thì màng sợi bên trong lại càng có thể thưa hơn để tiết kiệm chi phí.
Sợi thuỷ tinh là cốt liệu tạo độ bền và khả năng chịu va đập cũng như bền bỉ trước gió bão. Do đó, làm thưa màng sợi này đồng nghĩa với việc giảm khả năng chịu đựng và thời gian sử dụng của tấm lợp.
Tấm lợp Bitum MGreen có một màn sợi thuỷ tinh dày dặc . Từ đó, độ bền kéo và độ bền xé tấm lợp Bitum MGreen trở nên vượt trội.
Lớp đá xay bề mặt

Nếu bitum và màng sợi đảm nhiệm vai trò lõi, mặt đá đóng vai trò lớp da. Khi bạn cầm các mẫu tấm lợp khác nhau, hãy chú ý đến lớp đá này.
Lớp đá này dày và phẳng chứng tỏ nhà sản xuất chấp nhận bỏ chi phí lớn để phủ kín bề mặt tấm lợp và nén chặt nó vào nền bitum. Nhưng khi đó, chi phí đá cũng như hao tổn của quy trình sản xuất sẽ tăng đáng kể.
Bù lại mái nhà bạn sẽ được bảo vệ khỏi tia UV tốt hơn, đồng thời tuổi thọ sản phẩm được kéo dài.
Tấm lợp Bitum với lớp đá dày luôn đảm bảo khả năng bảo vệ của mái ngói với thời gian tối đa. Nếu bạn cần, liên hệ Dung Anh để nhận mẫu và thử nhiệm nhé.
Đường keo liên kết
Một yếu tố cuối cùng ảnh hưởng không ít đến tấm lợp bitum là các đường keo liên kết.
Nếu các đường keo này quá rắn, nó sẽ khó bám dính. Lúc này chúng làm giảm liên kết giữa các lớp ngói cũng như các lớp trên cùng 1 tấm ngói. Ngược lại quá mềm sẽ làm cho keo dễ mất kiểm soát và dễ bóc tách khi có gió lớn.
Hãy dùng tấm lợp đa tầng tấm lợp Bitum để kiểm tra đường keo này nhé. Liên kết nội bộ rất dày đặc và cực chắc. Liên kết này có thể nói là không thể tách rời, trừ khi huỷ tấm lợp.
Điều này giúp tối ưu hoá khả năng bảo vệ cũng như tối đa hoá tuổi thọ của mái nhà bạn.